Nếu không mắc bệnh về da hoặc không bị kích thích từ tác nhân bên ngoài, bạn có thể đang mắc bệnh tuyến giáp, tiểu đường... nếu đột nhiên bị ngứa.
Nếu không mắc bệnh về da hoặc không bị kích thích từ tác nhân bên ngoài, bạn có thể đang mắc bệnh tuyến giáp, tiểu đường... nếu đột nhiên bị ngứa.
Hầu hết mọi người trải qua triệu chứng ngứa, đặc biệt trong thời kỳ giao mùa xuân - hè, da khô dễ thiếu nước, bị kích thích bởi các tác nhân bên ngoài. Tuy nhiên, sau khi bạn gãi hoặc tắm rửa sạch sẽ, tình trạng trên sẽ thuyên giảm.
Ngoài ra, các bệnh về da cũng là một nguyên nhân gây ngứa, như bệnh chàm, viêm nang lông…
Vì hiện tượng này phổ biến, mọi người thường không quá coi trọng. Tuy nhiên, nếu không ở các trường hợp trên, bạn nên cẩn thận với các căn bệnh sau:
1. Bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường là một trong những bệnh chuyển hóa xảy ra thường xuyên. Trên lâm sàng, bệnh được chia thành hai loại, tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2, trong đó tiểu đường tuýp 2 phổ biến hơn, chiếm 90% trong tổng số bệnh nhân.
Từ 10 đến 40% bệnh nhân tiểu đường ở giai đoạn đầu có tình trạng ngứa ở các mức độ khác nhau. Điều này là do lượng đường trong máu của bệnh nhân vượt quá tiêu chuẩn, kích thích các dây thần kinh ngoại biên của da, dẫn đến rối loạn chức năng thần kinh.
Ngoài ra, lượng đường trong máu cao cũng sẽ làm tăng áp suất thẩm thấu của các tinh thể trong máu và một phần nước trong mô sẽ được chuyển vào máu. Trong một thời gian dài, điều này dẫn đến mất nước mạn tính, gây ra các triệu chứng như da khô và giảm mồ hôi, đồng thời gây kích ứng da.
Bệnh tiểu đường phát triển đến một mức độ nhất định cũng có thể gây hại cho thận, dẫn đến suy thận. Khả năng thận thải ra urê bị giảm. Một lượng lớn urê được tích lũy trong cơ thể, khi các tuyến mồ hôi được bài tiết để kích thích da, sẽ xuất hiện triệu chứng ngứa.
2. Bệnh gan mật
Gan là cơ quan chịu trách nhiệm tiết mật và túi mật chịu trách nhiệm lọc, bài tiết dịch mật. Cho dù cơ quan nào xuất hiện vấn đề, đều sẽ ảnh đến việc bài tiết dịch mật.
Mật không chảy vào ruột để tiêu hóa thức ăn, lượng lớn bilirubin sẽ chảy vào máu, dẫn đến triệu chứng vàng da. Đồng thời, muối mật cũng tích tụ dưới da để kích thích các dây thần kinh ngoại biên, bệnh nhân xuất hiện cảm giác ngứa bất thường.
3. Bệnh tuyến giáp
Bệnh tuyến giáp gồm nhiều loại như cường giáp, suy giáp… Tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh này cao hơn nam giới.
Sau khi suy giáp xảy ra, do bị ảnh hưởng bởi sự giảm bài tiết hormone tuyến giáp, quá trình trao đổi chất của cơ thể cũng sẽ chậm lại. Bệnh nhân thường có triệu chứng khô da, ngứa… đặc biệt là vào mùa đông và mùa xuân, các triệu chứng ngứa rất rõ ràng.
Bệnh cường giáp cũng là một nguyên nhân gây ngứa, vì có thể gây rối loạn chuyển hóa da, bệnh nhân sẽ có nhiều triệu chứng đổ mồ hôi, da dễ sinh sản vi khuẩn, gây ngứa.
Hơn nữa, một số ít bệnh nhân cũng sẽ bị ngứa toàn thân hoặc nổi mề đay, các triệu chứng ngứa da sẽ trở nên trầm trọng hơn.
4. Khối u ác tính
Dường như không có mối tương quan giữa khối u ác tính và ngứa. Nhưng trên lâm sàng, nhiều bệnh nhân ung thư có triệu chứng ngứa, đặc biệt là những người mắc ung thư hạch, ung thư đại trực tràng và ung thư tuyến tụy.
Tình trạng này có liên quan đến việc kích thích các dây thần kinh ngoại biên của da bằng histamine và các enzyme phân giải protein được sản xuất bởi các tế bào khối u.
Ngoài gây ngứa da, những bệnh trên thường đi kèm với các triệu chứng khác như vàng da do bệnh gan và túi mật, khát nước và sụt cân do bệnh tiểu đường, cổ dày do bệnh tuyến giáp...
Do đó, khi ngứa da không có nguyên nhân, bạn nên đến bệnh viện khám kịp thời để kiểm tra sức khỏe, phát hiện chính xác căn bệnh bị nhiễm (nếu có).