Những ‘tai nạn’ nguy hiểm đến tính mạng luôn rình rập khi trẻ chơi ở nhà

09:30 17/02/2020

Cho bé chơi trong nhà chưa hẳn đã an toàn. Có những nguy cơ luôn rình rập tính mạng của bé nếu như bạn không cố gắng tạo một môi trường đảm bảo cho con.

Có nhiều bậc phụ huynh thường yên tâm khi để trẻ tự chơi trong nhà. Tuy nhiên, nếu không biết cách tạo một môi trường an toàn và đảm bảo tuyệt đối, bạn nên xem xét lại đồ dùng, vật dụng, suy nghĩ về những nguy cơ “gây hại” của chúng đối với trẻ giúp bạn yên tâm hơn khi để con chơi vui vẻ, thoải mái trong chính tổ ấm của mình.

nhung tai nan nguy hiem den tinh mang luon rinh rap khi tre choi o nha
Cần đặt mình vào vị thế của trẻ để xác định những vật dễ gây tai nạn cho bé khi chơi. (Ảnh Pinterest)

Những tai nạn, rủi ro nằm xung quanh nhà bạn từ những vật dụng nhỏ nhất đến vật dụng lớn hơn. Để giúp các bé có được không gian vui chơi an toàn, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ Nhi khoa Natasha Burgert tại Bang Kansas, Hoa Kỳ để biết được những vật dụng nên nằm trong sự chú ý đặc biệt của cha mẹ.

1. Nam châm: Cũng giống như những cục pin, những cục nam châm tròn nhỏ có thể trở thành dị vật nguy hiểm nếu trẻ tò mò và nuốt phải. Nam châm vô cùng nguy hiểm bởi chúng có thể nằm trong khoang miệng khiến việc ăn uống và nhai nuốt trở nên khó khăn, đau nhức. Nam châm trong ruột cần đến bác sĩ để cắt bỏ phần ruột bị mài mòn.

Hầu hết những đứa trẻ đang ở trong lứa tuổi thích được khám phá. Vì thế, ví tiền và những đồng xu này sẽ là mối nguy hại đối với sức khỏe của con cần được dùng đúng lúc, cất đúng chỗ.

2. Đồ trang sức: Hầu hết các bé sơ sinh hay chập chững đi bằng những vật dụng nhỏ bé, lấp lánh. Vì thế, các mẹ hãy cất xa tầm với của trẻ. Hộp đựng đồ trang sức sẽ giúp bé có thêm ngăn kéo để cất trữ những món đồ mà mình thích.

3. Bỏng ngô: Trong các bữa tiệc sinh nhật lớn và các sự kiện dành cho trẻ em, khi người lớn trò chuyện cùng nhau, phân tâm và có thể khiến trẻ tập trung ăn bỏng ngô. Burgert cho biết: “Đã có nhiều trường hợp thương tâm khi trẻ bị nghẹt thở bởi các loại hạt và đặc biệt là bỏng ngô".

nhung tai nan nguy hiem den tinh mang luon rinh rap khi tre choi o nha
Burgert cho biết: “Đã có nhiều trường hợp thương tâm khi trẻ bị nghẹt thở bởi các loại hạt và đặc biệt là bỏng ngô". (Ảnh Pinterest)

4. Máy quấn tóc: Ngay cả sau khi bạn rút phích cắm thì máy quấn tóc (máy làm xoăn) vẫn nóng trong một thời gian dài. Burgert cho biết: “Hầu hết các vết bỏng tôi thấy đều là do những bà mẹ vội vàng rút máy và nhanh chóng rời khỏi nhà, trẻ sẽ dễ bị tai nạn khi tò mò nghịch phải”. Từ năm 1990 đến 2006, ở châu Âu đã có trung bình 1,2 triệu ca bỏng nhi mỗi năm. Để an toàn, hãy đảm bảo rút phích cắm và để trên kệ cao ngoài tầm với của trẻ.

5. Kéo và cắt móng tay: Bạn sử dụng kéo và cắt móng tay mỗi tuần. Hãy để chúng gọn gàng để tránh việc trẻ sử dụng bởi đây là những dụng cụ sắc bén dễ gây trầy xước, thậm chí chảy máu khi trẻ thích “thử nghiệm”.

6. Các loại thuốc giảm đau theo toa, acetaminophen, aspirin… Sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe nếu trẻ nuốt phải. Vì thế, hãy cất chúng thật kỹ trong tủ thuốc.

7. Pin cúc áo: Một trong những loại pin thường thấy trong vật dụng hay đồ chơi. Chúng dễ dàng gây ra tai nạn khi trẻ tò mò ngậm và nuốt vào trong dạ dày dễn đến hậu quả nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng.

nhung tai nan nguy hiem den tinh mang luon rinh rap khi tre choi o nha
Bé thường tò mò nghịch ổ điện. (Ảnh Pinterest)

Một số giải pháp cơ bản tạo không gian chơi an toàn cho bé tại nhà

Bịt tất cả các ổ điện mà bé có nguy cơ tò mò nghịch phải. Đối với những ổ điện ít khi dùng tới, có thể sử dụng những nội thất, đồ đạc cỡ lớn để che phần ổ cắm để tránh việc trẻ dùng các dụng cụ kim loại, đồ chơi chọc vào ổ điện.

Trải thảm bám chắc vào các khu vực dễ trơn trượt giúp tránh những tai nạn khi trẻ chơi đùa.

Đặt bình cứu hỏa và hệ thống báo cháy trong nhà, dạy trẻ cách bảo vệ bản thân cơ bản khi xảy ra cháy.

Kiểm tra thường xuyên sàn nhà để phát hiện ra các dị vật trẻ có thể ăn phải như đinh, nút áo, pin, ốc vít, đồng xu, các hạt vòng nhỏ… để tránh việc trẻ nuốt phải.

Kiểm tra định kỳ các đồ vật lớn gắn tường như quạt, ti vi, đèn chùm, kệ đựng đồ… để tránh việc bị rơi từ trên cao gây tai nạn cho trẻ khi chơi gần.

Không nên sử dụng dây kéo rèm cửa, mành cửa. nếu có sử dụng nên buộc gọn ở trên cao để tránh việc dễ bị thít chặt cổ khi chơi.

Hạn chế tối đa việc sử dụng đồ đạc có góc cạnh sắc nhọn gây nguy hiểm cho trẻ khi chơi trong nhà.

Thiết kế bếp và dụng cụ nấu nướng gọn gàng, tránh việc bé tiếp xúc với dao kéo, lửa hay các nồi đang nấu hoặc vừa nấu xong.

Luôn chuẩn bị nước tắm cho bé sau đó mới dẫn con vào tắm, tránh xả trực tiếp vòi nước nóng dễ gây bỏng cho bé.

Cất gọn những đồ uống có cồn hay các chai lọ đựng xăng dầu dẫn đến việc bé bị ngộ độc khi không may uống phải.

nhung tai nan nguy hiem den tinh mang luon rinh rap khi tre choi o nha
Tò mò với đồ trên cao, đặc biệt là đồ nấu trên bếp nóng. (Ảnh Pinterest)

5 dạng tai nạn phổ biến khiến trẻ tử vong khi chơi tại nhà

Khi chơi tại nhà, trẻ cũng có rất nhiều nguy cơ tử vong do thương tích. Tờ US News đã thảo luận về 5 nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong của trẻ và cung cấp những cách đơn giản, hiệu quả về cách tăng sự an toàn cho trẻ khi chơi trong nhà.

1. Ngã: Theo Hội đồng an toàn Gia đình của Anh cho biết, có đến gần 6000 ca trẻ bị tử vong do ngã tại nhà. Trẻ thích leo trèo, thường với đồ đạc trong nhà và có thể “thử nghiệm” độ cao. Một số vị trí nguy hiểm như bồn tắm, vòi hoa sen hay quầy bar là những vị trí thường xuyên gây ra tai nạn của trẻ. Cần có những giải pháp thiết kế phù hợp giúp bé an toàn hơn khi chơi.

nhung tai nan nguy hiem den tinh mang luon rinh rap khi tre choi o nha
Cần có những giải pháp thiết kế phù hợp giúp bé an toàn hơn khi chơi. (Ảnh Pinterest)

2. Ngộ độc: Có tới 5000 ca ngộ độc gây tử vong do mỗi năm. Trẻ có thể tự ý dùng thuốc, trộn lẫn các loại thuốc gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì thế, hãy sẵn sàng ghi đường dây nóng của bộ phận cấp cứu, hỗ trợ việc phát hiện và đưa trẻ vào viện ngay lập tức khi phát hiện ra bị ngộ độc thuốc.

3. Cháy và bỏng: Một trong những nguyên nhân gây tử vong do tai nạn thương tích tại nhà vô cùng nguy hiểm đó là cháy và bỏng. Mỗi năm có tới 3000 ca bị bỏng do cháy nổ tại nhà. Hãy giúp bé đối phó với việc bị cháy khi chơi trong nhà. Các chuyên gia cũng khuyên nên lắp đặt chế độ báo khói tại nhà, có thêm vòi phun nước và bình chữa cháy để ứng phó khi cần thiết.

nhung tai nan nguy hiem den tinh mang luon rinh rap khi tre choi o nha
Cẩn thận với những vật dụng dễ gây cháy, bỏng. (Ảnh Pinterest)

4. Tắc nghẽn đường thở: Mỗi năm có đến 1000 ca bị tử vong do nghẹt đường thở. Hãy đảm bảo môi trường trong nhà an toàn, đặc biệt là khi trẻ ngủ trong cũi. Không nên đặt quá nhiều chăn, gối, thú nhồi bông gây ra việc che kín đường thở.

5. Nước: Bị đuối nước và ngập nước gây ra khoảng 800 ca tử vong mỗi năm. Vì thế, hãy theo dõi nghiêm ngặt đối với trẻ khi nhà có bể bơi, ao hồ hay bồn tắm cỡ lớn. Cách bảo vệ trẻ tốt nhất là liên tục giám sát và cảnh báo trẻ hàng ngày.


0983.057.870